Superzyme-CS: chìa khóa giúp tăng cường tiêu hóa các nguyên liệu thô

Sử dụng Superzyme-CS để hỗ trợ tiêu hóa các loại nguyên liệu thô trong thức ăn chăn nuôi, giúp tăng năng suất chăn nuôi, tăng cường sức khỏe đường ruột và tiết kiệm chi phí chăn nuôi.

Khẩu phần ăn của động vật chứa một lượng đáng kể các thành phần khó tiêu hoặc không thể tiêu hóa. Trong nhiều năm qua, các enzyme ngoại sinh được nghiên cứu và phát triển để cải thiện về khả năng tiêu hóa thức ăn. Nhưng đến nay, enzyme được nghiên cứu sâu rộng hơn, hướng đến các thành phần khác không thể tiêu hóa, nhất là các NSP trong nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, giúp đa dạng hóa việc sử dụng các nguyên liệu thô trong thức ăn, vì thế giảm được chi phí thức ăn. Superzyme-CS là một hỗn hợp các enzyme giúp phân giải triệt để các NSP khó tiêu, mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu khi cho động vật ăn khẩu phần chứa các nguyên liệu này.

Read more...

Concentrase-P: Enzyme protease đặc biệt đối với nguyên liệu protein khó tiêu

concentrase p enzyme protease tiêu hóa triệt để protein, hạn chế dư thừa protein thải ra môi trường bên ngoài

Khẩu phần ăn của heo và gia cầm đều chứa nhiều nguyên liệu thực vật khó tiêu nên tất cả động vật đều phải sử dụng enzyme để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, các enzyme nội sinh do cơ thể chúng tiết ra như trypsin, chymotrypsin, protease, lipase, cellulase...là không đủ để tiêu hóa triệt để các dưỡng chất trong thức ăn, theo các nghiên cứu nó chỉ có thể tiêu hóa 75 – 85% lượng thức ăn chúng tiêu thụ. Chính vì vậy, việc sử dụng các enzyme ngoại sinh đặc biệt là các enzyme protease (Concentrase-P) là một giải pháp để động vật tiêu hóa hiệu quả giúp chúng đạt được năng suất và đồng thời tiết kiệm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi. 

Read more...

Aromabiotic giải pháp chiến lược trong cuộc chiến chống lại Dịch tả heo châu Phi (ASF)

bổ sung Aromabiotic chứa các acid béo mạch trung bình MCFA có thể giúp heo kiểm soát được bệnh do vi khuẩn và virus gây ra, cải thiện đáng kể năng suất trong các giai đoạn phát triển, tiết kiệm chi phí điều trị kháng sinh và đặc biệt là có tiềm năng là một giải pháp chiến lược để kiểm soát và tiêu diệt virus ASF trong tương lai

Việc sử dụng acid béo mạch trung bình để kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn trên động vật đã được đưa vào ứng dụng từ lâu và sản phẩm Aromabiotic chứa acid béo mạch trung bình (MCFA) đã được chứng minh là hiệu quả trong chăn nuôi nhờ cải thiện được các chỉ số về năng suất của động vật ở mọi giai đoạn. Một minh chứng gần đây về tác động của các MCFA giúp giảm thiểu sự lây lan một số virus có vỏ (ASF là một đại diện) có thể mở ra một giải pháp chiến lược mới, đầy hứa hẹn đối với các bệnh do virus có vỏ gây ra trên động vật.

Read more...

M-Prove: Giải pháp giúp tối ưu năng suất và lợi nhuận chăn nuôi gia cầm

M-Prove tăng năng suất gia cẩm, tăng sản lượng quầy thịt, giảm thời gian nuôi, tiết kiệm chi phí chăn nuôi

Trên thế giới, vấn đề giảm sử dụng kháng sinh trên gia cầm đang được nhiều quốc gia chú trọng. Vì chăn nuôi gia cầm trước đây, thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa, kiểm soát và điều trị các bệnh nhiễm trùng phổ biến, dẫn đến những lo ngại toàn cầu rằng kháng sinh sử dụng quá thường xuyên sẽ tăng nguy cơ kháng thuốc trên con người khi tiêu thụ sản phẩm thịt gia cầm. Chính vì thế các giải pháp thay thế bắt đầu nghiên cứu và phát triển, bao gồm acit béo chuỗi trung bình, chế phẩm sinh học, prebiotic, acid hữu cơ, các phytogenic hoặc hỗn hợp của các thành phần khác nhau,… dần dần được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi không những thay thế được việc sử dụng kháng sinh và giúp vật nuôi ít bị bệnh, tăng trọng nhanh, đẩy nhanh việc xuất bán nhằm mang lại lợi nhuận hiệu quả cho người chăn nuôi.

Read more...

MAXLAC MR - giải pháp probiotic tối ưu dành cho ngành Tôm

Maxlac MR giải pháp probiotics tối ưu cho tôm, ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS

Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là ngành nuôi tôm, đưa nước ta vào danh sách các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, mang lại một nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, ngành nuôi tôm đang phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng bởi dịch bệnh và sự ô nhiễm môi trường ao nuôi. 

Để kiểm soát và giải quyết vấn đề trên, các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản khuyên người nuôi tôm nên chú trọng hơn vào các chế phẩm sinh học probiotic (MAXLAC MR) bổ sung vào thức ăn vừa giúp tôm giảm được mầm bệnh, cải thiện thể trạng vừa giảm sự ảnh hưởng có hại của việc sử dụng nhiều kháng sinh phòng và chữa bệnh trong ao nuôi.

Read more...